About

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Nuôi con không lo thiếu thốn

Việc nuôi con thường không lấp lánh màu hồng như những tưởng tượng của mẹ lúc còn mang thai. Để không lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau, ba mẹ cần chuẩn bị ngân sách một cách kỹ lưỡng. Nếu bạn chưa từng nghĩ tới điều này, đây sẽ là lúc thích hợp để bắt đầu tìm hiểu các kinh nghiệm hữu ích dưới đây

Cân nhắc các khoản chi
Cân đối, ước lượng ngân sách trong tương lai là một việc cần thiết. Bạn nên thực tế và nhớ rằng những khoản lãng phí lớn đôi khi lại đến từ những chi tiết rất nhỏ. Bạn sẽ nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức? Chọn người giữ trẻ tại nhà hay đưa con về ông bà ngoại? ít nhất, bạn nên bao quát các khoản chi trong năm đầu tiên. Những chi phí tiêu biểu gồm có tã, sữa, quần áo, đồ chơi, khăn giấy vệ sinh, người trông trẻ…
Bắt đầu tiết kiệm cho con
Một khi bạn đã bắt đầu nhẩm tính được con số mình sẽ tiêu tốn trong năm đầu nuôi con, hãy bắt đầu tiết kiệm ngay bằng cách trích ra một khoản thu nhập vào một tài khoản riêng mỗi tháng. Cách đẹp nhất là bạn đăng ký dịch vụ chuyển khoản tự động tại ngân hàng.
Giới hạn nợ tín dụng
Một khi muốn đảm bảo việc nuôi con mà không phải đau đầu vì nợ nần, bạn nên siết chặt các khoản chi tiêu với loại thẻ “xài trước trả sau” này. Nhớ thường xuyên sao kê các khoản chi và nắm rõ số nợ, kế hoạch trả để không bị phạt lãi suất nhé.
Đầu tư vào bảo hiểm
Nhiều người tỏ ra không tin tưởng khi nghe đến từ “bảo hiểm”, nhưng kỳ thực, đây là một trong những biện pháp bảo đảm tài chính tiêu biểu nhất cho gia đình bạn. Có nhiều hình thức bảo hiểm để lựa chọn. Chúng giúp bạn đoan chắc rằng các con vẫn được nhận số tiền cần thiết cho cuộc sống sau này dù khi đó bạn lâm vào cảnh khó khăn hoặc qua đời.

Có rất nhiều cách tiết kiệm tiền để bạn có khả năng nuôi con mà không quá vất vả
Đăng ký bảo hiểm y tế cho các thành viên gia đình
Sẽ tốn kém đến thế nào khi bé yêu hay một thành viên nào đó trong gia đình bị bệnh? Tờ bảo hiểm y tế nhỏ xíu nhưng lại rất hữu ích đấy nhé. Với mỗi lần khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế, bạn sẽ tiết kiệm được từ 30% đến 100% chi phí.
Đừng quên lương thai sản
Trong kế hoạch tài chính cho năm đầu sau khi sinh, khoản phúc lợi từ bảo hiểm xã hội cũng rất đáng kể. Công ty sẽ thanh toán cho bạn trong thời gian nghỉ thai sản hay sau đó? Bạn có được chuyển trọn gói hay chia ra từng tháng? Lương thai sản có đúng với mức lương trên hợp đồng của bạn không? Những điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch tài chính của bạn đấy.



theo MarryBaby

0 nhận xét:

Đăng nhận xét